Nắm được cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt công nghiệp sẽ giúp người dùng hiểu rõ
hơn về máy, từ đó sử dụng máy tốt hơn và chủ động hơn trong trường hợp máy xảy
ra sự cố hỏng hóc, khi bảo dưỡng tháp.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt có cấu
tạo khép kín với các bộ phận cơ bản gồm:
- Vỏ tháp: được cấu
thành từ sợi thủy tinh nhẹ, không gỉ sét, chống thấm nước, độ bền cao. Thiết kế
vỏ tháp có thể khác giữa tháp giải nhiệt vuông và tháp giải nhiệt tròn nhưng đều
mang những đặc điểm cơ bản trên.
- Đầu phun: có nhiệm vụ
phun nước theo chiều kim đồng hồ đều trên bề mặt tấm giải nhiệt, mang tới hiệu
quả làm mát nước tối ưu. Đầu phun có thể cấu thành từ chất liệu nhựa ABS bền chắc
hoặc hợp kim nhôm chống gỉ sét.
- Cánh quạt: đây là
linh kiện tháp giải nhiệt có vai trò điều chỉnh lượng gió theo yêu cầu của
tháp, được cấu thành từ chất liệu nhựa ABS hoặc hợp kim nhôm chống gỉ.
- Tấm giải nhiệt: được
cấu thành từ màng nhựa PVC siêu bền, bề mặt hình sóng tạo khả năng phân bố nước
đều, cho hiệu quả giải nhiệt cao.
Ngoài ra, trong cấu tạo
của tháp giải nhiệt nước còn có các bộ phận khác như là động cơ, đế bồn, hộp số,…
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động tháp giải nhiệt nước |
Nguyên
lý làm việc của tháp giải nhiệt
Đầu tiên, nước cần làm
mát từ máy móc trong nhà xưởng được đưa vào hệ thống tháp giải nhiệt cooling
tower. Sau đó, lượng nước này sẽ được phun thành dạng mưa, rơi xuống bề mặt tấm
giải nhiệt và phân bố đều trên đó. Cùng lúc này, không khí từ bên ngoài sẽ đi
vào từ phần đáy tháp và đẩy lên trên theo phương thẳng đứng.
Khi luồng khí lạnh tiếp
xúc với nước nóng, hơi nước sẽ bị cuốn lên cao, thải ra môi trường bên ngoài
tháp giải nhiệt nước. Còn phần nước được làm mát sẽ rơi xuống đế bồn chứa nước,
qua hệ thống ống nối và làm mát cho máy móc cho nhà xưởng.
Trên đây là cấu tạo và
nguyên lý hoạt động cơ bản của tháp giải nhiệt nước mà người dùng có thể tham
khảo. Mọi câu hỏi cần được tư vấn kỹ hơn về thiết bị này, quý khách vui lòng
liên hệ hotline 0972 882 886 để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.